http://nguoicaotuoi.org.vn/phap-luat/viet-tiep-loat-bai-ve-khu-do-thi-moi-thu-thiem-tp-ho-chi-minh-hanh-xu-bat-cong-voi-nhieu-gia-dinh-co-cong-voi-nuoc.html
Kì 1: Lệ
rơi trên những tấm Huân chương!
Báo Người cao
tuổi từ số 118 đến số 124 (tháng 10/2013) đăng loạt
bài 7 kì phản ảnh những tiêu cực nghiêm trọng xảy ra
tại Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm (KĐTMTT) và nỗi
khổ của hàng chục nghìn dân, rất nhiều CNVC, cán bộ
hưu trí bị tán gia bại sản, mất nhà cửa, mất việc
làm, gia đình li tán, chỉ vì hành vi cố ý làm trái của
một số quan chức ở quận 2, TP Hồ Chí Minh. Trong loạt
bài này, Báo Người cao tuổi tiếp tục phản ảnh những
nỗi khốn cùng của nhiều gia đình cán bộ lão thành,
người có công tham gia hai thời kì kháng chiến. Nhà của
họ nằm ngoài ranh quy hoạch, nếu không phản đối đến
cùng thì cũng sẽ bị đập phá tan tành như số phận của
gần 3.000 căn hộ đã bị cưỡng chế trái phép
trước đó…
Khi chúng tôi vừa
bước vào cổng nhà của vợ chồng cụ Lực – cụ Giáp
ở số B3/15 Bis, tổ 16, khu phố 1, phường Bình An, quận
2, nhiều người dân vác gậy, dao búa tiến đến quát
hỏi: “Ăn cướp hả? Hủy hoại tài sản của dân hả…?
Người ta bị tai biến nằm một chỗ, các ông còn có
tình người nữa không?”. Hỏi ra, người dân hiểu nhầm
cánh nhà báo, họ cứ ngỡ là cán bộ quận 2 đến cưỡng
chế. Qua tìm hiểu, cụ Huỳnh Văn Lực, 86 tuổi quê ở
xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre,
tham gia cách mạng năm 1946, vào Đảng năm 1949, tập kết
ra miền Bắc 1954. Vợ cụ, cụ Nguyễn Thị Giáp, sinh năm
1940, quê ở thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, tham gia công tác
năm 1964. Hai cụ không có con, sống nương tựa nhau suốt
hơn nửa thế kỉ nay. Sau ngày miền Nam giải phóng, hai cụ
được điều động về Nam công tác cho đến ngày nghỉ
hưu. Số tiền dành dụm cả đời hai cụ mua căn nhà cấp
4 ở phường Thảo Điền, quận 2. Nào ngờ, năm 2000 cụ
Lực bị bệnh tai biến mạch máu não dẫn đến đột quỵ
nằm một chỗ. Cụ Giáp bơ vơ không biết vay mượn vào
đâu, đành bán căn nhà lấy tiền trị bệnh cho chồng,
số còn lại mua căn nhà nhỏ trong hẻm ở xóm nghèo thuộc
phường Bình An, quận 2. Suốt 14 năm nay cụ Lực nằm một
chỗ. Những năm trước còn khỏe, hằng ngày cụ Giáp đẩy
xe lăn chở chồng đi châm cứu.
Từ năm 2009 đến nay, cụ
Giáp già yếu, bệnh tật hoành hành, cụ Lực đành chịu
cảnh chua xót đơn côi nằm một chỗ vì đôi chân bị tê
liệt. Hằng ngày lại phải trực tiếp chứng kiến cảnh
dao búa, xe ủi, máy cuốc, các loại xe đặc chủng cưỡng
chế đập phá tan hoang những nhà dân xung quanh. Bệnh của
cụ ngày một nặng thêm. “Có ngày ông nhà tôi ngất xỉu
đến 3 lần khi nghĩ về hành vi làm càn của chính quyền
quận 2”, cụ Giáp kể cho chúng tôi nghe trong dòng nước
mắt giàn giụa. Cụ đang kể về cảnh tượng rất nhiều
lần các quan quận đến hù dọa cưỡng chế đập nhà,
cụ Lực đập hai gót chân mạnh xuống giường: “Ơi
trời ơi, ơi Đảng ơi, công lí ở đâu, trời Phật ở
đâu mà để bọn côn đồ lộng hành như vậy nè?”. Nửa
thế kỉ hoạt động cách mạng, hơn 26 năm tham gia kháng
chiến, với 65 năm tuổi đảng, cụ chỉ tay bảo vợ tháo
tấm Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng treo trên tường và nhiều
Huân, Huy chương cho chúng tôi xem. Cụ Giáp vừa đưa
xuống, cụ Lực liền ôm vào ngực khóc nức nở. Thế
rồi những giọt lệ của một cán bộ lão thành rơi
xuống tấm Huân chương làm chúng tôi không nén nổi xúc
động. Cụ Giáp vừa lau nước mắt, vừa kể: “Vợ
chồng tôi mua căn nhà 69,33m2 từ năm 2001 của vợ chồng
ông Nguyễn Văn Chính và bà Nguyễn Thị Khoa với giá 200
triệu đồng. Nhà nằm ngoài ranh quy hoạch nhưng quận 2
vẫn thông báo và ra quyết định cưỡng chế, suốt mấy
năm nay họ liên tục cho người đến hăm dọa sẽ đập
bỏ nhà”.
65 năm tuổi
Đảng, bị tước đoạt hết tài sản?
Nguồn gốc căn
nhà cụ Lực, cụ Giáp đang ở được ông Mai Điển khai
thác sử dụng đất hoang từ trước năm 1977. Ông Điển
bán đất cho ông Lập vào năm 1990 xây nhà ở. Năm 1992,
ông Lập bán nhà cho ông Nguyễn Văn Chính. Năm 2001, ông
Chính bán nhà cho vợ chồng cụ Lực – cụ Giáp với
diện tích 69,33m2. Đất tự khai hoang làm nhà ở trước
năm 1977 (16 năm trước thời điểm 15/10/1993) đã sang
nhượng qua bốn đời chủ sở hữu khác nhau, nhưng UBND
quận 2 vẫn ép buộc cho là nhà thuộc sở hữu Nhà nước
vì năm 1992 UBND xã An Khánh, huyện Thủ Đức kí hợp đồng
cho ông Chính (đời chủ thứ ba) thuê đất cất nhà. Ngày
18/4/2011 ông Nguyễn Cư, Phó Chủ tịch UBND quận 2 (nay là
Chủ tịch) kí quyết định số 4954 /QĐ-UBND, bồi thường
và hỗ trợ thiệt hại cho hộ cụ Nguyễn Thị Giáp bị
giải tỏa trắng với tổng số tiền là “không đồng”.
Về tái định cư, quyết định nêu: “Không đủ điều
kiện tái định cư”. Cụ Giáp, cụ Lực gửi đơn khiếu
nại hành vi “cướp tài sản”. Ngày 15/1/2013, ông Nguyễn
Cư kí tiếp quyết định số 311/QĐ-UBND điều chỉnh nội
dung Điều 1 quyết định 4954 nêu trên. Điều 1 quyết
định 311 chỉ bồi thường 69,33m2 nhà xây kiên cố một
trệt một lầu với tổng số tiền 9.621.500 đồng. Về
tiêu chuẩn tái định cư được mua căn hộ chung cư theo
giá tái định cư với diện tích tiêu chuẩn là: 7,75m2.
Cầm các quyết định về bồi thường thiệt hại, cụ
Giáp bức xúc: “Trên đời này tôi chưa từng thấy ở
đâu mà xử sự tàn nhẫn với những gia đình cách mạng
như ông Nguyễn Cư! Căn nhà vợ chồng tôi mua 200 triệu
đồng năm 2001, vậy mà bồi thường có 9,6 triệu đồng.
Trong khi hàng
nghìn căn nhà khác thuộc sở hữu Nhà nước thuộc diện
cho thuê lại được bồi thường từ 3 – 7 tỉ đồng/căn.
Đúng là bồi thường kiểu côn đồ, xã hội đen…”.
Qua tìm hiểu nguồn gốc hàng nghìn căn nhà thuộc sở hữu
Nhà nước đang cho thuê bị giải tỏa trắng ở xung quanh
nhà cụ Giáp – cụ Lực, giá bồi thường chênh lệch
một trời một vực. Cụ Giáp nghẹn ngào nói: “Nếu hai
thân già này nhận tiền “bố thí” của ông Nguyễn Cư
thì không mua nổi một cái hòm. Còn nếu lấy nhà chung cư
thì chỉ có thể nhốt được hai con chó (7,75m2). Vợ
chồng tôi mang đầy bệnh tật trong người. Chồng tôi
phải thuê người chở đi châm cứu hằng ngày, ở trên
tầng cao, không chỗ cầu tiêu, nhà tắm, không bếp núc,
không có chỗ ngủ làm sao sống được? Tôi đã nói với
ông Cư, cha của ông ta trước đây là Trung úy ngụy, nếu
được ông “bố thí” chung cư cỡ ấy thì cha ông có
đau lòng không?”. Với 15.000 căn nhà bị giải tỏa trắng
ở Khu ĐTMTT, trường hợp vợ chồng cụ Huỳnh Văn Lực
– cụ Nguyễn Thị Giáp là điển hình nhất được ông
Nguyễn Cư “ưu ái tàn nhẫn” đối với một gia đình
có công với nước trong suốt hai cuộc kháng chiến?
UBND quận 2 đã
từng tạo ra “dự án ma” thu hồi đất của dân nghèo
cấp phát cho hàng trăm quan chức và cán bộ trong, ngoài
quận, tạo cơ hội làm giàu bất chính, thu lợi hàng chục
tỉ đồng cho các quan quận trục lợi, trong khi họ đã
có nhà lầu, xe hơi… còn gia đình cụ Lực – cụ Giáp
đang có nhà ở hợp pháp bị đe dọa giải tỏa trắng,
không thể vịn vào bất cứ lí do gì để chính quyền
quận 2 không lo cho vợ chồng cụ hoán đổi một căn hộ
tái định cư làm nơi tá túc cuối đời. Kẻ nào hăm
dọa, hãm hại, đối xử tồi tệ với gia đình cách mạng
như gia đình cụ Lực – cụ Giáp là cố tình đi ngược
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, chà đạp lên luân thường đạo lí, phá hoại
lòng tin của nhân dân. Không thể coi thường sinh mạng
những con người từng vào sinh ra tử trên các chiến
trường để cứu nước. Sự liêm chính trong sạch suốt
65 năm giữ trọn lời thề theo Đảng, để ngày hôm nay,
lẽ nào họ phải ôm trọn nỗi đau xé lòng khi sắp trở
về với tổ tiên?n
Trường Sơn
– Hồng Lĩnh
http://nguoicaotuoi.org.vn/phap-luat/viet-tiep-loat-bai-ve-khu-do-thi-moi-thu-thiem-tp-ho-chi-minh-hanh-xu-bat-cong-voi-nhieu-gia-dinh-co-cong-voi-nuoc-2.html
21/11/2013
Kì 2: Nỗi
đau xé lòng của những cán bộ lão thành!
Sinh ra ở phường
Tân Phú, quận 9, TP Hồ Chí Minh, cụ Nguyễn Văn Nhỏ là
thương binh, 63 năm tuổi Đảng tham gia kháng chiến chống
Pháp năm 1948, tập kết ra Bắc 1954, suốt hai cuộc kháng
chiến, cụ có mặt trên các chiến trường ác liệt. Cụ
được nhận Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng năm 2010 và rất
nhiều Huân, Huy chương. Vợ cụ là Nguyễn Thị Huệ, cán
bộ nghỉ hưu qua đời năm 2006. Ở độ tuổi 82 nhưng cụ
vẫn phải sống cảnh đơn côi, tự đi chợ, nấu ăn,
giặt quần áo.
Nguyên nhân dẫn
đến nỗi đau lớn này là do việc cố ý làm trái của
một số quan chức quận 2. Sau giải phóng miền Nam, vì
không có chỗ trú thân cho các con, năm 1977 vợ chồng cụ
khai hoang 250m2 đất ở hố nước sình thuộc phường Bình
An. Được ông Bùi Văn Tình, Bí thư Huyện ủy Thủ Đức,
cựu Chủ tịch khu cư xá công nhân kí xác nhận cho phép
làm nhà ở. Giáp ranh nhà cụ Nhỏ là nhà, đất của ông
Tình có cùng nguồn gốc, cùng thời điểm khai hoang. Khi
đền bù, toàn bộ con cháu, gia đình ông Tình được bồi
thường thỏa đáng. Còn hộ cụ Nhỏ nhà một trệt hai
lầu xây năm 1988, có giấy phép, có số nhà, gần 30 năm
sinh sống không xảy ra tranh chấp. Cụ Nhỏ cho biết: “Nhà
của tôi nằm ngoài ranh quy hoạch dự án Khu đô thị mới
(KĐTMTT), vậy mà UBND quận 2 “khủng bố” hàng chục
năm nay, cứ đưa cái mác đảng viên của tôi ra hăm dọa,
các con tôi sợ mất việc làm đành rời bỏ nhà cửa
sống li tán mỗi đứa một nơi. 250m2 nhà tầng mà họ
tuyên bố chỉ bồi thường hơn 100 triệu đồng. Họ nói,
nhà do vợ tôi đứng tên, nay bà ấy chết rồi, tôi chỉ
được bồi thường 100m2 đất của suất ăn theo bà ấy
thôi. Tôi đành ngậm đắng nuốt cay gửi đơn xin hai cái
nền nhà tái định cư để cho các con mà họ kiên quyết
không cho. Cụ Nhỏ vừa lấy khăn lau nước mắt, vừa
đứng lên lấy tấm Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng ôm vào
ngực: “Đảng ta đâu có chủ trương như vậy, Nhà nước
ta đâu có hẹp hòi như vậy! Chỉ có bọn côn đồ “lợi
ích nhóm” mới hành xử như xã hội đen thôi”. Cụ
đứng lên bàn thờ tổ tiên thắp nhang: “Bác Hồ ơi,
Bác Giáp ơi… liệu chúng cháu còn con đường nào khác?”.
Vì cụ Nhỏ kiên quyết chống lại những hành vi cố ý
làm trái nên các con cụ cũng bị họ hãm hại. Con trai
đầu là Thượng tá Quân đội, cũng bị ông Nguyễn Cư,
kí nhiều văn bản gửi đến đơn vị có nội dung can
thiệp thô bạo chuyện “cha làm con chịu…”.
Trẻ xông pha, già
làm bảo vệ giữ đất không lương!
“Tôi kiên quyết
không để bọn làm càn đập phá nhà của tôi, vì vợ
chồng già này không còn chỗ ở nào khác!”. Cụ Trần
Đình Chương, 82 tuổi, cựu sĩ quan Cục Tình báo phía Nam
thuộc Tổng cục II (Bộ Quốc phòng) nghỉ hưu tuyên bố
như vậy. Khi chúng tôi tới trước cửa nhà, cụ Chương
cùng 6 con trai đã chuẩn bị gậy gộc, dao búa ra chặn
cổng chất vấn. Vài phút sau, họ nhận ra chúng tôi. Cụ
bảo: “Tôi tưởng bọn cưỡng chế đến phá nhà, thông
cảm nhá”. Nhà cụ ở số 12/17, tổ 61, khu phố 5, phường
An Khánh, quận 2 cũng bị cưỡng chế thu hồi đất giao
cho dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cụ Chương tham
gia kháng chiến chống Pháp năm 1950, tập kết ra Bắc
1954. Cha con cụ không chấp hành “chủ trương làm bậy”
cũng chỉ vì cách xử sự tồi tệ của chính quyền sở
tại. Vì con đông, không có nhà ở, năm 1986, vợ chồng
cụ mua gần 1.300m2 đất hoang cất nhà ở và được cấp
chủ quyền từ 1989. Cụ chia cho 7 con (6 trai, 1 gái) mỗi
người 160m2 xây nhà, lập gia đình riêng. 4 người con
trai đều tham gia kháng chiến chống Mỹ. Cụ tâm sự,
những năm gần đây vợ chồng tôi làm bảo vệ không
lương, phải ngồi canh cửa đề phòng bọn tham nhũng đến
phá. 8 căn nhà đều nằm ngoài ranh quy hoạch, qua nhiều
lần hù dọa, đoàn cưỡng chế đã đập phá căn nhà
chính xây kiên cố phía mặt tiền với diện tích 172m2,
nhưng chỉ được bồi thường 100m2. Hiện tại vợ chồng
cụ đang tá túc trong căn nhà bếp. 7 căn nhà còn lại
được thông báo chỉ bồi thường với giá 50.000
đồng/m2 đất, UBND quận 2 lấy lí do nhà xây trên đất
nông nghiệp và cả tám hộ này đều không được mua nhà
tái định cư. Nếu nhận số tiền “bố thí” này thì
mấy chục con người, phải ra đứng đường. Tôi đề
nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật tiến hành khởi tố
vụ án hình sự đối với các tội “hủy hoại tài
sản”, “Cố ý làm trái” và “tham nhũng” ở Dự án
KĐTMTT, nếu không, hàng chục nghìn hộ dân phải chịu
nỗi đau tận cùng của xã hội. Những “quan” quận và
“quan” phường trực tiếp chỉ đạo đập bỏ nhà dân
nhiều nhất là các ông Tất Thành Cang, Nguyễn Cư, Nguyễn
Phước Hưng, Đặng Trung Thiên, Vũ Hoài Phương và Đỗ
Duy Thụy…”, cụ Chương khẳng định.
Căn nhà ông
Nguyễn Phi Thường bị đập phá thành đống gạh vụn.
Đoàn cưỡng
chế hay nhóm người đi làm thuê?
Hoàn cảnh bà
Phạm Thị Vinh cũng quá bi đát. Cha mẹ mất sớm, bà Vinh
bị bại liệt cả hai chân từ nhỏ, sống cô đơn, phải
chống nạng mới đi lại được trong nhà. Căn nhà bà
Vinh hiện đang ở tại phường Bình An, trước giải phóng
miền Nam, nơi đây là kho chứa rác của chế độ cũ. Bà
Vinh nhờ cậy nhiều người dọn dẹp rác, vào ở. Đến
năm 1990, nhờ giúp đỡ của những nhà hảo tâm, bà Vinh
xây căn nhà cấp 4 trên khuôn viên 177,25m2 đất do Công ty
Phát triển nhà huyện Thủ Đức (nay là quận 2) đo đạc
và cấp phép cùng bản vẽ. Vậy mà UBND quận 2 thu hồi
đất, chỉ được bồi thường 55m2, 93 triệu đồng. Với
số tiền này thì người tàn tật suốt đời như bà Vinh
chỉ có thể che vải bạt ngoài đường để ở. Nhiều
cán bộ lão thành bức xúc: “Hoàn cảnh tàn tật đặc
biệt như bà Vinh mà bọn chúng cũng tìm cách bớt xén cả
diện tích lẫn tiền bồi thường, thử hỏi có còn tội
ác nào hơn thế?”. Ông Năm Chương, cán bộ lão thành
khẳng định: “Lừa bịp và bớt xén tiền bồi thường
của người tàn tật là tội dã man vô nhân tính nhất!”.
Nhìn thấy cảnh
tan hoang ở khu vườn cây cảnh 1ha của hộ ông Nguyễn
Phi Thường ở số 23/5B, đường Trần Não, Khu phố 2,
phường Bình Khánh không ai cầm được nước mắt. Năm
2001, gia đình ông Thường cùng 6 anh em ruột và bạn bè
góp tiền mua 9.670m2 đất, đầu tư gần một tỉ đồng
trồng cây cảnh. Đất đã được cấp GCNQSDĐ và cho phép
chuyển đổi cây trồng. Nhà ông Thường nằm cách ranh
quy hoạch gần 1km. Không có quyết định thu hồi, UBND
quận 2 vẫn tống đạt quyết định cưỡng chế đập bỏ
tan tành căn nhà xây 120m2. Nhóm cưỡng chế đã dùng cưa
máy cắt tận gốc cả vườn cây cảnh rộng 10.000m2 do cả
chục người trồng, chăm sóc, cắt tỉa hàng chục năm
qua. UBND quận 2 gửi bản chiết tính chỉ bồi thường 4
tỉ đồng, trong khi khu vườn cây cảnh và toàn bộ giá
trị đất tính theo giá thị trường gần 200 tỉ đồng.
Nỗi đau tột cùng của ông Thường, một cán bộ quân
đội nghỉ hưu, thương binh hạng 3/4 mất sức lao động
hơn 61% là không gì bù đắp nổi. Vì quá uất hận, ông
khởi kiện ra tòa thì tòa án bác đơn bảo hết thời
hiệu? Vì mất hết toàn bộ tài sản, mất hết việc
làm, mất hết nguồn thu nhập, gia đình li tán, cuộc sống
của người thương binh này luôn là nỗi ám ảnh của cái
ác. Hiện gia đình ông Thường đến ở nhờ nhà con rể,
ông phải kiếm việc làm thêm để sống qua ngày.
Trường Sơn
– Hồng Lĩnh
http://nguoicaotuoi.org.vn/phap-luat/viet-tiep-loat-bai-ve-khu-do-thi-moi-thu-thiem-tp-ho-chi-minh-hanh-xu-bat-cong-voi-nhieu-gia-dinh-co-cong-voi-nuoc-3.html
/11/2013
Kì 3: Kể sao
xiết cảnh hoang tàn đổ nát!
Ông Đoàn Văn
Phương cán bộ nghỉ hưu, ở C5/1X, Khu phố 1 đường
Lương Định Của, phường Bình Khánh, quận 2. Năm 1992,
ông mua 3.983m2 đất và căn nhà xây dựng từ năm 1991 diện
tích 60m2. Nhà ông Phương nằm ngoài ranh quy hoạch, không
có quyết định thu hồi đất, nhưng UBND quận 2 cũng gửi
bảng chiết tính bồi tường 2,3 tỉ đồng. Trong khi giá
thị trường hiện tại thì nhà và đất của ông giá trị
hơn 80 tỉ đồng. Sau khi chủ tịch UBND phường Bình Khánh
thăm ngắm vài lần, nhà và khu vườn của ông Phương đột
ngột bị cắt điện, nước và có thông báo cưỡng chế
thu hồi đất. Gia đình ông 4 người phải đi thuê nhà
trọ ở quận Bình Thạnh.
Hộ bà Nguyễn
Thị Kim Phượng ở B26/9, Khu phố 1, phường Bình An. Bà
là cựu TNXP, sau chuyển sang quân đội cho đến ngày nghỉ
hưu. Căn nhà của bà Phượng 87,61m2. Được UBND thành phố
Hồ Chí Minh bán hóa giá theo Nghị định 61/CP của Chính
phủ đã cấp GCNQSDĐ ở và QSHN ở cấp từ ngày
29/10/2001 (sau khi có quy hoạch khu ĐTMTT 5 năm). Không có
quyết định thu hồi đất, UBND quận 2 vẫn tống đạt
cưỡng chế đập phá, họ gom toàn bộ tài sản chở đi
cất giấu biệt tăm gần 2 năm nay mà bà không biết mất
hay còn? Cả gia đình bà phải thuê nhà trọ ở quận Gò
Vấp để ở. Gia đình bà Phượng đã sống ổn định
hơn 27 năm. Nhà và đất có chủ quyền, chỉ được bồi
thường 236 triệu đồng, không thể mua nổi một căn hộ
chung cư. Qua gần 2 năm nay, bà Phượng đội đơn khiếu
nại, tố cáo ra Bắc vào Nam gõ cửa các cơ quan công
quyền để tìm công lí. Nhưng đơn gửi đâu lại được
chuyển về quận 2 “giải quyết” và bị hành.
Thương binh
cũng trị, liệt sĩ cũng không tha!
Tại dự án Khu
ĐTMTT, những hành vi ngược đãi bất công với gia đình
thương binh, liệt sĩ, người có công với nước không
thể kể hết được. Đau xót nhất là gia đình Liệt sĩ
Trắc Tấn Bí. Cha hi sinh trong kháng chiến chống Pháp, mẹ
qua đời sớm. Người con trai Tô Văn Lượm, sinh năm 1948
mang bệnh hiểm nghèo. Vợ chồng, con cái sinh sống khốn
khổ tại căn nhà 31,27m2. Mấy chục năm ở 512A, Tổ 5, ấp
3, phường An Lợi Đông, quận 2. Nguồn gốc đất ở có
từ trước năm 1975, chính quyền quận ép buộc phải giao
nhà, đất cho Dự án Khu ĐTMTT và chỉ được bồi thường
48.786.360 đồng, không đủ mua 0,5m2 đất tại dự án, nếu
chấp nhận cảnh “bố thí” này thì gia đình liệt sĩ
sẽ tồn tại được một tháng và cuộc sống tương lai
sẽ lang thang ăn xin.
Một số người
trong hàng trăm gia đình bị mất nhà, mất việc làm, mất
thu nhập, hằng ngày ngồi tụ tập bàn chuyện khiếu nại,
tố cáo chính quyền quận 2.
Lấy được đất,
nhà của ông Lượm, UBND quận 2 giao cho Công ty TNHH Đại
Quang Minh phân lô bán nền với giá 100 triệu đồng/m2.
Quá uất hận với hành vi tàn nhẫn này, ông Lượm gửi
đơn khiếu nại, ông Nguyễn Cư kí quyết định số
5940/QĐ-UBND điều chỉnh quyết định số 5789/QĐ-UBND cũng
do ông Cư kí trước đó vào ngày 4/8/2008. Ông Cư “ưu
ái” gia đình liệt sĩ với mốc hai không: “Tiền
bồi thường đất, nhà và tài sản: “không đồng”. Về
tái định cư: “không đủ tiêu chuẩn mua nhà tái định
cư”. Ông Tô Văn Lượm khóc: “Cha tôi hi sinh xương máu,
cuộc đời, góp phần giành độc lập, nay có được tự
do thì họ buộc chúng tôi phải ra đi”. Thấy hoàn cảnh
bi đát của gia đình ông Lượm, nhiều cán bộ lão thành,
cán bộ hưu trí và người dân bức xúc: “Việc đối xử
tàn nhẫn với những gia đình thương binh, liệt sĩ, người
có công với nước, ắt hẳn có bàn tay những kẻ nợ
máu trước đây!”. Hiện tại gia đình ông Lượm được
quận gom về ở trong căn phòng 20m2 khu tạm cư An Lợi
Đông. Nơi không có sóng điện thoại, không có cáp truyền
hình, nằm giữa vùng đất hoang cỏ lau um tùm, bốn bề
nước ngập. Thử hỏi, có nơi nào thu hồi nhà đất lại
“cướp” trắng như vậy?
Gia đình liệt sĩ
Nguyễn Văn Dương cũng “được” chính quyền quận 2
“hành xử” tương tự. Bà Vũ Thị Đàn, 70 tuổi vợ
liệt sĩ cầm tập hồ sơ run rẩy đôi tay, mắt rớm lệ
nghẹn ngào. 155,52m2 đất của gia đình bà ở số C24/9,
Khu phố 1, mặt đường Lương Định Của, phường Bình
Khánh. Đất và nhà ở hợp pháp từ năm 1989 đã được
cấp sổ hồng. Chồng bà hi sinh năm 1972. Gia đình bà xây
3 căn nhà cho con, cháu làm cửa hàng buôn bán. Bà giao ba
căn nhà cho con trai là Nguyễn Văn Khương đứng tên chủ
quyền. Với 155,52m2 mà chỉ được bồi thường gần 2,3
tỉ đồng. Trong thời gian bà gửi đơn khiếu nại thì
ông Nguyễn Cư kí 3 quyết định thu hồi nhà, đất và
cưỡng chế đập phá tan hoang 3 căn nhà trong chốc lát. 8
nhân khẩu thuộc ba thế hệ đang sinh sống hợp pháp từ
năm 1989 bỗng dưng bị tán gia bại sản, mất việc, mất
nguồn thu nhập; vợ chồng, con cái, bà cháu, phải đi
thuê nhà trọ. Nếu nhận 2,3 tỉ đồng thì chỉ mua
được 30m2 đất mà không thể có nhà ở. Nếu nhận nhà
tái định cư thì số tiền bồi thường sẽ mất trắng.
Trong các quyết định bị giải tỏa trắng ở Khu ĐTMTT
được mua nhà hoặc đất tái định cư, ông Chủ
tịch chỉ ghi là “được mua nhà, đất tái định cư”
nhưng không nói rõ vị trí người dân được mua nằm ở
khu vực nào, giá ra sao? Rất nhiều hộ dân bị mắc lừa,
kí nhận, sau đó đưa họ đến các khu nhà, đất tái
định cư giáp ranh với tỉnh Đồng Nai, cuộc sống tạm
bợ vì cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện. “Tôi sẽ không
bao giờ bị lâm vào cảnh bị tay Chủ tịch UBND quận 2
lừa đảo như nhiều hộ dân khác đã vấp phải”, bà
Đàn khẳng định. Những gia đình thương binh, liệt sĩ
đơn cử ra đây đều bị chính quyền quận 2 đối xử
tồi tệ như vậy. Thử hỏi những người dân nghèo thì
cuộc đời của họ còn bị ngược đãi như thế nào?
Trường hợp hộ
ông Nguyễn Châu Hùng ở 67 đường Lương Định Của,
phường Bình Khánh, mất tất cả tài sản và sự nghiệp
do hai vợ chồng gây dựng suốt mấy chục năm. Xuất thân
từ nghèo đói, đi làm thuê. Năm 2000 dành dụm được ít
tiền, vợ chồng ông Hùng mua căn nhà xây dựng từ năm
1990 với giá 20 lượng vàng, có diện tích 32,64m2 nằm
trong khuôn viên 39,5m2 đất. Suốt 13 năm sinh sống, chồng
lái xe ta-xi thuê, vợ ở nhà mở tiệm cho thuê đồ cưới.
Nguồn sống và chỗ ở của họ chỉ có vậy. Thế mà
Chủ tịch UBND quận 2 kí quyết định cưỡng chế đập
phá nhà, bồi thường 75 triệu đồng. Vợ chồng ông
khiếu nại thì hồ sơ được chuyển về quận 2. Đến
cơ quan báo chí kêu oan, ông Hùng đau đớn nói: “Nhà ở
của tôi hợp pháp, nằm ở vị trí mặt tiền, tài sản
lớn nhất cả đời vợ chồng tôi dành dụm, chắt chiu
được, vậy mà chỉ bồi thường 75 triệu đồng. Nếu
đi thuê chỗ ở chỉ đủ 1 năm. 75 triệu đồng cũng
không mua được cái lỗ để chôn khi chết, chứ đừng
nói gì đến việc tạo dựng chỗ ở và nghề nghiệp…”.
Còn hộ bà Nguyễn Thị Lắm đang sinh sống ổn định tại
căn nhà xây kiên cố 31,07m2. Gia đình bà Lắm thuộc hộ
nghèo, khi tiến hành giải tỏa giao đất cho Khu ĐTMTT, ông
Nguyễn Cư, Chủ tịch UBND quận 2 kí 3 quyết định có
nội dung không bồi thường nhà, đất, tài sản, vật
kiến trúc, mà chỉ bồi thường duy nhất một cái đồng
hồ điện 900.000 đồng cho phép bà Lắm mua một căn hộ
chung cư gần 300 triệu đồng, buộc bà Lắm phải thanh
toán một lần hoàn tất ngay sau khi nhận quyết định.
Hành vi ấy của chính quyền quận 2 đối với người
nghèo phơi bày bản chất độc đoán, tàn bạo, cưỡng ép
chiếm đoạt tài sản bán cho nhà đầu tư kiếm lời, dồn
người dân vào bước đường cùng?.
Trường Sơn
– Hồng Lĩnh
26/11/2013
Bài 4: Nỗi bức
xúc của những người trong cuộc
Cụ Huỳnh Văn
Lực, 86 tuổi, cán bộ hưu trí, 65 năm tuổi Đảng, quê
Bến Tre, tham gia cách mạng năm 1946, tập kết ra Bắc 1954
bức xúc: “Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng,
tôi chưa thấy chính quyền ở đâu liều lĩnh như quận
2. Không hiểu công lí, Đảng, các cơ quan pháp luật ở
đâu mà để họ làm vậy? Vùng này tập trung công nhân
lao động đông nhất thành phố, Nghị quyết Thành ủy
không cho phép, vậy mà họ dám làm”.
Cụ Nguyễn Văn
Nhỏ, 82 tuổi, thương binh 4/4, 64 năm tuổi Đảng, tham gia
cách mạng năm 1948, tập kết ra Bắc 1954, có 40 năm phục
vụ trong Quân đội: “Tôi đã viết thư xin gặp Bí thư
Quận ủy để trình bày những sai lầm trong quá trình
thực hiện Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, nhằm chấn
chỉnh kịp thời những sai lầm ngay từ đầu, nhưng Quận
ủy không cho gặp. Khi thấy 15.000 nhà dân bỗng dưng bị
đập phá, có gần 3.000 căn nhà nằm ngoài ranh quy hoạch
và hơn 1.000 căn khác được Nhà nước bán hóa giá theo
Nghị định 61/CP của Chính phủ (trước khi bán đã có
hàng loạt văn bản của thành phố, quận xác định rõ
nhà nằm ngoài ranh quy hoạch); hàng chục nghìn hộ dân ôm
nỗi đau tột cùng, chúng tôi không ngủ được. Tôi và
hai người bạn cùng tuổi từng tham gia chống Pháp đã
truy tìm và kí đơn gửi ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch
UBND thành phố Hồ Chí Minh tố cáo ông Nguyễn Cư, Chủ
tịch UBND quận 2, có cha ruột là Trung úy ngụy quyền
dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu ở Khu 5. Vậy mà cả
năm nay chẳng thấy ai trả lời, ông Chủ tịch UBND thành
phố cũng im luôn. Chúng tôi bàn nhau, phải bảo vệ Đảng,
bảo vệ Tổ quốc tới cùng, kiên quyết chống bọn tham
nhũng, cường quyền. Đề nghị Tổng Bí thư chỉ đạo
xem xét kịp thời. Buộc kẻ làm bậy phải bồi thường
cho dân”.
Cụ Trần Đình
Chương, 82 tuổi, quê Quảng Nam, cựu sĩ quan Cục Tình báo
thuộc Tổng cục 2 (Bộ Quốc phòng) tham gia kháng chiến
chống Pháp năm 1950, tập kết ra Bắc 1954. Cả 5 cha con cụ
Chương đều là sĩ quan quân đội trong suốt hai cuộc
kháng chiến nói: “Chính quyền TP Hồ Chí Minh chưa biết
làm dự án đô thị. Họ chỉ biết lợi dụng dự án mà
thôi. Có người nói là họ “hôi của” cũng đúng! Tôi
chỉ so sánh hai Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm và Khu
đô thị mới Phú Mỹ Hưng. Một bên là người nước
ngoài đầu tư, họ bồi thường thỏa đáng, không ai
khiếu nại; chất lượng công trình tốt, Phú Mỹ Hưng
trở thành khu đô thị mới khang trang nhất nước. Ngược
lại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, do chính quyền cố ý
làm trái, bớt xén của dân, bồi thường rẻ mạt, chất
lượng nhà chung cư kém, giá bán cao ngất trời. Khu đất
vàng hàng nghìn héc-ta giữa lòng “thành phố đặc biệt”
bị bỏ hoang 17 năm nay. Trong khi dân chưa có nhà ở thì
Ban Quản lí Dự án tìm cách chiếm đoạt 65ha đem bán gây
quỹ cho một nhóm người hơn 8.000 tỉ đồng. Thực hiện
không đúng quy trình, quy hoạch, Phó Chủ tịch UBND thành
phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua (nguyên là Trưởng ban
Quản lí Khu đô thị mới Thủ Thiêm, nay là Phó Bí thư
Thường trực Thành ủy) kí quyết định 6565/QĐ-UBND hủy
bỏ quyết định 367/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây
là chuyện động trời, hi hữu. Suốt 10 năm (kể từ khi
Thủ tướng Chính phủ kí quyết định quy hoạch dự án
1996 đến 2006) thì thành phố mới cho Khu phố trưởng trở
lên biết quy hoạch. Còn 15.000 hộ dân bị bưng bít thông
tin! Trong 10 năm ấy, Chủ tịch UBND thành phố cấp phát
đất cho 64 doanh nghiệp, có 28 doanh nghiệp “sân sau”
nằm trong khu trung tâm; 160ha đất Chính phủ dành riêng
xây nhà tái định cư bị đánh tráo vị trí, họ ngấm
ngầm cấp phát hết rồi. Dân đau xé lòng, sống li tán
tứ xứ. Nghị quyết 18 của Thành ủy và Nghị quyết 21
của HĐND thành phố chủ trương đúng đắn về Khu đô
thị mới Thủ Thiêm, nhưng khi ông Trương Tấn Sang đi ra
Hà Nội thì các nghị quyết này bị bọn tham nhũng lấn
lướt. Hàng chục năm trời tôi suy nghĩ, chắc có bàn tay
của bọn nợ máu với cách mạng đạo diễn. Tôi cùng
nhiều người bạn tham gia kháng chiến chống Pháp truy tìm
và có đơn tố cáo ông Nguyễn Cư, Chủ tịch UBND quận 2
có cha ruột từng là Trung úy của chế độ ngụy quyền
ở Khu 5. Chúng tôi nhiều lần kí đơn gửi ông Lê Hoàng
Quân, Chủ tịch UBND thành phố nhưng không được hồi
âm. Cha ông ta đã đổ bao nhiêu xương máu mới giành được
độc lập. Vậy mà UBND quận 2 đã lập “dự án ma”
cấp đất cho hàng trăm quan quận đã có nhà lầu xe hơi
để bán kiếm lời hàng chục tỉ đồng. Còn những cán
bộ lão thành, gia đình chính sách, người có công… thì
tìm mọi cách, lừa đảo cướp đất, cướp nhà, đẩy
họ ra đường”.
Bà Vũ Thị Đàn,
70 tuổi, quê Hải Dương, vợ liệt sĩ Nguyễn Văn Dương
hi sinh 1972 tại Quảng Trị: “Chồng tôi hi sinh, sau giải
phóng miền Nam tôi dắt con trai vào đây sinh sống. Mua đất
xây 3 căn nhà liền nhau từ năm 1989, làm cửa hàng cho
con, cháu. Nhà của tôi nằm ngoài ranh quy hoạch, vậy mà
UBND quận 2 chỉ bồi thường cho một căn, tôi đang gửi
đơn khiếu nại, thì tên Vũ Hoài Phương, Chủ tịch UBND
phường Bình Khánh đứng trước cửa nhà tôi tuyên bố:
Liệt sĩ, thương binh gì cũng đập bỏ hết. Vừa nghe
xong, tôi ra hỏi lại ông nói gì thì ông ta chỉ tay vào
mặt tôi dọa: Nếu trong tuần này tôi không đập bỏ 3
căn nhà của bà, tôi cởi áo về chăn trâu, không thèm
làm Chủ tịch phường nữa! Trong khi gia đình tôi có 10
nhân khẩu. 5 ngày sau ông Phương dẫn người đập phá 3
căn nhà của tôi. Tôi phẫn uất khóc đến ngất xỉu.
Hơn hai năm nay 10 người trong gia đình tôi phải đi thuê
nhà ở. Nỗi đau khiến tôi hận thù, căm phẫn đến tột
cùng bọn côn đồ!”.
Ông Phạm Công
Chính ở B20/14A, Khu phố 1, phường Bình An, con trai duy
nhất của liệt sĩ Phạm Ngọc Quỳnh, là cháu nội của
Bà mẹ Việt Nam anh hùng Phạm Thị Quýnh quê ở Nam Định.
Liệt sĩ Quỳnh tham gia cách mạng năm 1945, thương binh
chống Pháp, phục viên về làm Chủ nhiệm hợp tác xã.
Năm 1967 miền Bắc tổng động viên, ông xung phong vào
chiến trường chống Mỹ, hi sinh năm 1970 tại Quảng Trị.
Ông Phạm Công Chính là cán bộ Nhà nước, bà nội là Bà
mẹ Việt Nam anh hùng bị tai biến đột quỵ nên ông phải
nghỉ việc để chăm sóc cụ. Ông Chính cho biết: “Tôi
mua đất xây nhà từ năm 1989, diện tích 164m2, nằm ngoài
ranh quy hoạch nhưng cán bộ quận và Ban bồi thường GPMB
quận hàng trăm lần đến hù dọa, lừa đảo đủ chiêu.
Họ bảo tôi phải phô-tô đầy đủ các loại giấy tờ
chính sách thương binh, liệt sĩ gửi lên cả năm nay nhưng
không giải quyết. Trong khi một hộ dân thường ở sát
vách nhà tôi thì chỉ gửi đơn khiếu nại mới 20 ngày
là được bồi thường. Họ hết sức tàn nhẫn với gia
đình liệt sĩ”.
Bà Nguyễn Thị
Tám (Tám Bay) chủ quán phở tại ngã tư đường Trần
Não – Lương Định Của cho biết: “Nhà của tôi
đang là cơ sở may gia công, tạo việc làm thường xuyên
cho 20 lao động, nằm ngoài ranh quy hoạch cũng bị cưỡng
chế. Tôi phản đối, Công an phường Bình Khánh đánh
tôi. Từ ngày nhà bị đập, 20 công nhân mất việc làm.
20 nhân khẩu thuộc ba thế hệ trong gia đình tôi được
gom về sống trong căn phòng 20m2 ở khu tạm cư. Cuộc sống
còn tệ hơn loài vật. Tôi nghĩ: Mất nhà, mất đất, mất
bò có thể tìm lại được. Song mất lòng tin với dân là
mất tất cả”.
Trường Sơn
– Hồng Lĩnh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét