Dân oan thành
lập Ban Vận Động Hiệp Hội Dân Oan Việt Nam
Một
nhóm dân oan hôm ngày 31 tháng 12 vừa qua ra thông cáo thành
lập Ban Vận Động Hiệp Hội Dân Oan Việt Nam. Thông cáo
được gửi đến chủ tịch Quốc hội và bộ trưởng Bộ
Nội Vụ.
Cụ Lê Hiền Đức, 84 tuổi, người tích cực đấu tranh bảo vệ dân oan, chống tham nhũng và là nhân vật được giải thưởng Liêm chính của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, được mời làm chủ tịch Ban Vận Động.
Gia Minh hỏi chuyện cụ Lê Hiền Đức về điều này và trước hết bà cho biết:
Những người dân lành Việt Nam thân yêu của tôi bị đàn áp, bị cướp đất, bị cướp nhà oan ức; nhiều năm gửi đơn đến các cơ quan các cấp. Từ cấp dưới đẩy lên cấp trên, từ cơ sở đẩy lên thành phố cứ lần lượt lên trung ương; nhưng cuối cùng rồi từ trung ương lại đá về thành phố, tỉnh, huyện…
Tôi gọi những người dân lành của tôi bị đá như một quả bóng. Mọi việc tố cáo không được giải quyết gì cả, do đó tôi gọi họ là dân oan mà tôi luôn kề vai sát cánh với những người đó. Bây giờ có một tổ chức là Hiệp hội của những người đó, tôi hơi bất ngờ, nhưng tôi đọc kỹ thông báo gửi Quốc hội, gửi chính quyền các cấp, tôi thấy rất nhất trí và hoàn toàn đồng ý.
Còn chức vụ chủ tịch tôi cũng không ham hố gì, nhưng tôi nghĩ công việc của tôi từ nay sẽ thuận lợi hơn vì từ nay có nhiều người kề vai sát cánh với tôi đi theo với dân oan.Gia Minh: Lâu nay Cụ đi theo nhiều người đi khiếu kiện, và nhiều người đến nhờ Cụ giúp, hẳn số lượng đó phải đông lắm?
Cụ Lê Hiền Đức: Trước đây đơn từ gửi đến công dân Lê Hiền Đức tôi đều để ở một chiếc ghế băng dài và chồng cao dần lên. Nhà tôi rất chật chỉ 30 mét vuông thôi và mọi thứ sinh hoạt đều trong đó. Một học trò cũ của tôi là thiếu tướng công an thương tôi tặng tôi một tủ sắt cao hơn đầu người tôi, khoảng hơn 2 mét và ngang 1,8 mét chật hồ sơ. Cách đây một vài năm 57 tỉnh thành phố gửi đơn đến công dân Lê Hiền Đức, nay 60 trên 63 tỉnh gửi đến. Tủ sắt đã chật đơn chứng tỏ người dân oan ngày càng đông. Tình hình như thế vì tham nhũng ngày càng trầm trọng. Gia Minh: Trong thông báo Thành lập Ban Vận động Dân oan Việt Nam có dành thời gian từ ngày 1 tháng 1 giếng ngày 2 tháng 3 để Quốc hội và Bộ Nội vụ có ý kiến, Cụ thấy khả năng trả lời từ các cơ quan đó thế nào?
Cụ Lê Hiền Đức: Tôi tin rằng họ chưa trả lời, nhưng việc làm cho đúng pháp luật thì vẫn phải gửi đến cho những nơi ấy: chủ tịch Quốc hội, các cơ quan pháp luật; tức thông báo nội dung, kiến nghị… Còn hy vọng người ta chấp nhận, kề vai sát cánh thì chưa thấy. Mong đợi thôi chứ chưa phải niềm tin.Gia Minh: Trong thời gian qua, năm qua nhiều người dân oan đã làm đúng theo pháp luật nhưng rồi họ vẫn bị đàn áp mạnh tay, vậy trong thời gian tới họ cần phải làm gì để bảo vệ chính họ, để đòi công lý?
Cụ Lê Hiền Đức: Người dân lành bị đàn áp, cướp đất, cướp ruộng, cướp rừng, phá nhà và nhiều chuyện oan ức khác; những người dân đó đã đi mòn chân đến các cơ quan rồi mà không được ai giải quyết hết.
Điều đó làm tôi và nhân dân đau lòng lắm. Hôm nay tôi có mặt tại Văn phòng Tiếp dân của Thanh tra Chính phủ, tôi có nói nhân dân Văn Giang- nơi bị cướp đất hôm 24 tháng 4 năm 2012; họ thông tin là họ có 2 xuất vào hiệp hội dân oan, tôi cho họ số điện thoại của một anh tên Dật để họ liên lạc nếu thích tham gia hiệp hội đó để cùng nhau đoàn kết đấu tranh. Tôi cũng cho một loạt những số điện thoại những người đã tham gia để bà con liên lạc với nhau. Tôi tin nếu biết người dân sẽ tham gia hiệp hội này đông lắm.
Tôi ở đâu cũng nói với bà con rằng phải đoàn kết, làm việc đúng pháp luật thì họ không bắt bẻ được mình. Nếu chúng ta tham gia hiệp hội này sẽ có sức mạnh đoàn kết chặt chẽ hơn, sẽ hiểu biết luật pháp hơn thì sẽ chiến đấu, làm việc đúng luật pháp họ không làm được gì mình.Gia Minh: Cám ơn Cụ Lê Hiền Đức.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/campaign-set-up-injustice-victim-asso-gm-12312013103155.html
Cụ Lê Hiền Đức, 84 tuổi, người tích cực đấu tranh bảo vệ dân oan, chống tham nhũng và là nhân vật được giải thưởng Liêm chính của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, được mời làm chủ tịch Ban Vận Động.
Gia Minh hỏi chuyện cụ Lê Hiền Đức về điều này và trước hết bà cho biết:
Những người dân lành Việt Nam thân yêu của tôi bị đàn áp, bị cướp đất, bị cướp nhà oan ức; nhiều năm gửi đơn đến các cơ quan các cấp. Từ cấp dưới đẩy lên cấp trên, từ cơ sở đẩy lên thành phố cứ lần lượt lên trung ương; nhưng cuối cùng rồi từ trung ương lại đá về thành phố, tỉnh, huyện…
Tôi gọi những người dân lành của tôi bị đá như một quả bóng. Mọi việc tố cáo không được giải quyết gì cả, do đó tôi gọi họ là dân oan mà tôi luôn kề vai sát cánh với những người đó. Bây giờ có một tổ chức là Hiệp hội của những người đó, tôi hơi bất ngờ, nhưng tôi đọc kỹ thông báo gửi Quốc hội, gửi chính quyền các cấp, tôi thấy rất nhất trí và hoàn toàn đồng ý.
Còn chức vụ chủ tịch tôi cũng không ham hố gì, nhưng tôi nghĩ công việc của tôi từ nay sẽ thuận lợi hơn vì từ nay có nhiều người kề vai sát cánh với tôi đi theo với dân oan.Gia Minh: Lâu nay Cụ đi theo nhiều người đi khiếu kiện, và nhiều người đến nhờ Cụ giúp, hẳn số lượng đó phải đông lắm?
Cụ Lê Hiền Đức: Trước đây đơn từ gửi đến công dân Lê Hiền Đức tôi đều để ở một chiếc ghế băng dài và chồng cao dần lên. Nhà tôi rất chật chỉ 30 mét vuông thôi và mọi thứ sinh hoạt đều trong đó. Một học trò cũ của tôi là thiếu tướng công an thương tôi tặng tôi một tủ sắt cao hơn đầu người tôi, khoảng hơn 2 mét và ngang 1,8 mét chật hồ sơ. Cách đây một vài năm 57 tỉnh thành phố gửi đơn đến công dân Lê Hiền Đức, nay 60 trên 63 tỉnh gửi đến. Tủ sắt đã chật đơn chứng tỏ người dân oan ngày càng đông. Tình hình như thế vì tham nhũng ngày càng trầm trọng. Gia Minh: Trong thông báo Thành lập Ban Vận động Dân oan Việt Nam có dành thời gian từ ngày 1 tháng 1 giếng ngày 2 tháng 3 để Quốc hội và Bộ Nội vụ có ý kiến, Cụ thấy khả năng trả lời từ các cơ quan đó thế nào?
Cụ Lê Hiền Đức: Tôi tin rằng họ chưa trả lời, nhưng việc làm cho đúng pháp luật thì vẫn phải gửi đến cho những nơi ấy: chủ tịch Quốc hội, các cơ quan pháp luật; tức thông báo nội dung, kiến nghị… Còn hy vọng người ta chấp nhận, kề vai sát cánh thì chưa thấy. Mong đợi thôi chứ chưa phải niềm tin.Gia Minh: Trong thời gian qua, năm qua nhiều người dân oan đã làm đúng theo pháp luật nhưng rồi họ vẫn bị đàn áp mạnh tay, vậy trong thời gian tới họ cần phải làm gì để bảo vệ chính họ, để đòi công lý?
Cụ Lê Hiền Đức: Người dân lành bị đàn áp, cướp đất, cướp ruộng, cướp rừng, phá nhà và nhiều chuyện oan ức khác; những người dân đó đã đi mòn chân đến các cơ quan rồi mà không được ai giải quyết hết.
Điều đó làm tôi và nhân dân đau lòng lắm. Hôm nay tôi có mặt tại Văn phòng Tiếp dân của Thanh tra Chính phủ, tôi có nói nhân dân Văn Giang- nơi bị cướp đất hôm 24 tháng 4 năm 2012; họ thông tin là họ có 2 xuất vào hiệp hội dân oan, tôi cho họ số điện thoại của một anh tên Dật để họ liên lạc nếu thích tham gia hiệp hội đó để cùng nhau đoàn kết đấu tranh. Tôi cũng cho một loạt những số điện thoại những người đã tham gia để bà con liên lạc với nhau. Tôi tin nếu biết người dân sẽ tham gia hiệp hội này đông lắm.
Tôi ở đâu cũng nói với bà con rằng phải đoàn kết, làm việc đúng pháp luật thì họ không bắt bẻ được mình. Nếu chúng ta tham gia hiệp hội này sẽ có sức mạnh đoàn kết chặt chẽ hơn, sẽ hiểu biết luật pháp hơn thì sẽ chiến đấu, làm việc đúng luật pháp họ không làm được gì mình.Gia Minh: Cám ơn Cụ Lê Hiền Đức.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/campaign-set-up-injustice-victim-asso-gm-12312013103155.html
THÔNG
BÁO SỐ 7 CỦA BAN VẬN ĐỘNG HIỆP HỘI DÂN OAN VIỆT NAM
Việt
Nam, ngày 10/02/2014
GIẢI
THÍCH VỀ Ý ĐỊNH THÀNH LẬP HIỆP HỘI DÂN OAN VIỆT NAM
(HHDOVN)
1.
Về
những người tham gia sáng lập HHDOVN .
Chúng
tôi là nạn nhân của việc các cơ quan công quyền tại
Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật, không đảm
bảo quyền Con người, quyền Công dân theo pháp luật Việt
Nam và các Công Ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia. Những
việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền Con người này
đã xâm hại nghiêm trọng đến cuộc sống, việc làm,
tài sản, kinh doanh của chúng tôi. Những người tham gia
sáng lập chủ yếu là những nạn nhân của việc thu hồi
đất bừa bãi và trái pháp luật, đã kiên trì khiếu
nại, tố cáo, khởi kiện liên tục nhưng các cơ quan chức
năng đều né tránh giải quyết dứt điểm.
2.
Tại
sao chúng tôi muốn thành lập Hiệp hội dân oan?
Trong
quá trình khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành
vi và quyết định sai trái từ các cơ quan chức năng,
chúng tôi đã gặp nhau, liên hệ với nhau và nhận thấy
có rất nhiều công dân có hoàn cảnh như chúng tôi. Qua
kinh nghiệm đấu tranh, chúng tôi thấy đoàn kết để đấu
tranh sẽ hiệu quả hơn từng cá nhân riêng lẻ đấu
tranh, đúng như phương châm:
“Đoàn
kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công,
đại thành công.”.
Vì vậy, chúng tôi cần tập hợp dân oan trong một mái
nhà chung là HHDOVN. Những người có kinh nghiệm đấu
tranh sẽ trợ giúp cho những người chưa có kinh nghiệm.
Tất cả sẽ đồng lòng, có tiếng nói chung khi có sự
việc sảy ra đối với dân oan, khiến dư luận trong và
ngoài nước sẽ quan tâm đến số phận của dân oan,
chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng sẽ buộc
phải lắng nghe những ý kiến của chúng tôi.
3.
Căn
cứ pháp lý thành lập Hiệp hội dân oan.
a.
Theo
Điều 25 Hiến pháp 2013 và có hiệu lực từ ngày
01/01/2014, “Công
dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp và lập hội, biểu tình.”
b.
Theo
khoản 2, điều 14 Hiến pháp 2013, “Quyền
con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế
theo quy đinh của luật
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội,
sức khỏe của cộng đồng.”
c.
Rõ
ràng quyền thành lập HHDOVN của những dân oan như chúng
tôi không thể bị cản trở vì bất cứ lý do gì trong
những lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo
đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
d.
Tuy
nhiên, luật mới về Hội chưa được ban hành. Luật quy
định về quyền lập Hội ban hành năm 1957 có những điều
khoản không trái Hiến pháp hiện hành và một số luật
khác vẫn còn có hiệu lực. Một số Nghị định hướng
dẫn luật này đã hạn chế quyền thành lập hội nên
theo điều 14, khoản 2 Hiến pháp 2013 không còn hiệu lực.
Vì vậy theo chúng tôi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Bộ Nội vụ cần có ý kiến để chúng tôi
được thực hiện ngay quyền lập hội theo Hiến pháp, mà
không bị ngăn cản trái Hiến pháp. Chúng tôi đã có văn
bản gửi những người đứng đâu các cơ quan này để
họ sớm có ý kiến.
e.
Chúng
tôi cũng rất hoan nghênh nội dung sau trong Thông điệp
đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:“
Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được
xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc,
bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và
những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp
của dân tộc.
Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật
không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình.”
Với
những căn cứ trên, không ai có quyền cản trở việc
thành lập HHDOVN. Bất kỳ hành vi cản trở thành lập
HHDOVN nào cũng là hành vi vi phạm Hiến pháp và đều bị
xử lý theo điều 119 Hiến pháp 2013.
4.
Những
bước vận động thành lập HHDOVN.
a.
Ngày
31/12/2013, những người có ý định thành lập HHDOVN đã
ra thông báo số 1, cử bà Lê Hiền Đức làm Chủ tịch
Ban vận động, ông Nguyễn Xuân Ngữ làm thường trực
Ban vận động.
b.
Sau
khi có thông báo trên, đã có hàng nghìn người khắp Việt
Nam tỏ ý ủng hộ và sẽ tham gia HHDOVN, hàng trăm người
đã ký đơn hưởng ứng.
c.
Dự
kiến hình thành Ban vận động HHDOVN gồm khoảng 30 người,
từ các địa phương, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
công nhận Ban vận động này. Chúng tôi đã đến làm
việc với Bộ Nội vụ, đề nghị Bộ này hướng dẫn,
(trong đó có xác định cơ quan quản lý nhà nước nào có
thẩm quyền công nhận Ban vận động).
d.
Trường
hợp Bộ Nội vụ hướng dẫn, chúng tôi sẽ thực hiện
theo sự hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
e.
Trong
trường hợp Bộ Nội vụ không hướng dẫn, Ban vận động
vẫn ra mắt và thúc đẩy thành lập HHDOVN. Ban vận động
yêu cầu các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước có ý
kiến về việc thành lập Hiệp hội này. Nếu các vị
này không có ý kiến, HHDOVN vẫn được thành lập.
f.
Trong
quá trình vận động thành lập, chúng tôi đề nghị một
số Luật sư hỗ trợ.
5.
HHDOVN
sẽ làm những việc gì?
a.
Tập
hợp hồ sơ của những dân oan, trước mắt tập hợp hồ
sơ của nhóm đông người hoặc những vụ điển hình (sẽ
lập trang web lưu trữ những hồ sơ này)
b.
Gửi
yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết
hồ sơ của dân oan.
c.
Công
bố cho báo chí, truyền thông về những hồ sơ dân oan và
tiến trình giải quyết những hồ sơ này. Yêu cầu báo
chí thông tin trung thực và đầy đủ, không né tránh về
những vấn đề của dân oan.
d.
Có
những biện pháp để thúc đẩy việc giải quyết các
vấn đề của dân oan như: gặp lãnh đạo các cơ quan có
thẩm quyền, gặp Đại biểu Quốc hội, gặp lãnh đạo
Đảng và Nhà nước, chỉ đích danh trách nhiệm phải
giải quyết (hoặc nếu đã giải quyết sai, nêu rõ căn
cứ pháp lý để yêu cầu người có trách nhiệm sửa
sai). Hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm sẽ ra
thông cáo về việc giải quyết của dân oan, gửi đến
báo chí và các cơ quan tổ chức liên quan, kể cả những
cơ quan, tổ chức Quốc tế.
e.
Ra
1 tờ báo chuyên về Dân oan. Trước mắt duy trì một
trang web về dân oan
f.
Vận
động để hình thành những nhóm Luật sư, chuyên gia
chuyên giúp đỡ dân oan.
g.
Hướng
dẫn dân oan về tin học, pháp luật để mỗi dân oan có
kiến thức bảo vệ quyền lợi của mình, thông tin cho
mọi người về việc của mình và của dân oan khác, giám
sát chính quyền. Mỗi
dân oan sẽ là 1 chiến sỹ thông tin, đấu tranh chống bất
công, tham nhũng.
6.
Dự
kiến cơ cấu, tổ chức, nhân sự của HHDOVN
a.
HHDOVN
sẽ có Ban chấp hành toàn quốc, gồm khoảng 30 thành
viên, chủ yếu là những dân oan tích cực, có kinh nghiệm,
hiểu biết, ngoài ra có một số vị tích cực bảo vệ
dân oan. Ban chấp hành sẽ do Đại hội Dân oan toàn quốc
bầu lên hoặc nếu chưa có Đại hội Dân oan sẽ được
cử ra theo phương thức hiệp thương.
b.
Lãnh
đạo HHDOVN gồm khoảng từ 7 – 9 vị (Ban thường vụ
Ban chấp hành HHDOVN) sẽ thay mặt HHDOVN để triển khai
các công việc của HHDOVN, phát ngôn về những vấn đề
liên quan đến dân oan Việt Nam, tiếp xúc với các cơ
quan, tổ chức, chức sắc trong và ngoài nước, quyết
định kịp thời những vấn đề quan trọng của HHDOVN.
c.
Ngoài
ra, sẽ có hàng trăm dân oan tình nguyện làm Cốt
cán
của HHDOVN. Những Cốt
cán
này cùng các thành viên Ban chấp hành HHDOVN sẽ
công khai lý lịch, địa chỉ, điện thoại.
Những thành viên khác của HHDOVN (không phải cốt
cán)
không cần công khai lý lịch, địa chỉ, điện thoại
nhưng phải do cốt
cán
giới thiệu và chịu trách nhiệm khi tham gia công việc
của Dân oan.
d.
Ở
những địa phương, vùng có đông dân oan, có thể tổ
chức Hội dân oan địa phương, do cốt
cán điều
hành và chịu trách nhiệm.
e.
Thành
viên HHDOVN không được lợi dụng HHDOVN để tư lợi hoặc
có những hành vi sai trái khác. Khi có tố cáo về sai trái
của thành viên HHDOVN, Ban lãnh đạo (Ban thường vụ
HHDOVN) sẽ xem xét kỷ luật, mức kỷ luật nặng nhất là
xóa tên thành viên HHDOVN.
f.
Thành
viên HHDOVN sẽ có trang phục thống nhất.
7.
Dự
kiến về kinh phí và sử dụng kinh phí của HHDOVN
a.
HHDOVN
sẽ dựa vào những nguồn lực sau để hoạt động:
(i).
Những thành viên cốt
cán
tự trang trải kinh phí khi tham gia vận động thành lập
HHDOVN và khi thực hiện công việc của HHDOVN trong giai
đoạn đầu.
(ii).
Vận động những thành viên và người nhà thành viên có
khả năng đóng góp kinh phí ban đầu cho HHDOVN.
(iii).
Vận động và kêu gọi những nhà hảo tâm, doanh nghiệp,
các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước ủng hộ đóng
góp kinh phí.
(iv).
Yêu cầu Nhà nước cấp kinh phí và những điều kiện
vật chất khác cho HHDOVN (như: trụ sở, văn phòng làm
việc tại Hà Nội, Đà Nẵng, tp Hồ Chí Minh và một số
địa phương khác, tốt nhất ở bên cạnh hoặc trong cơ
quan tiếp dân của TW và địa phương)
(v).
Yêu cầu Nhà nước trích thưởng cho HHDOVN và thành viên
do chống tham nhũng (trích thưởng 30% số tiền hoặc tài
sản thu hồi được do tố cáo, phát hiện tham nhũng từ
thành viên HHDOVN và HHDOVN, như đề xuất trong một dự
thảo của Thanh tra Chính phủ). Chúng tôi dự kiến đây
có thể là nguồn kinh phí chủ yếu và rất lớn cho
HHDOVN. Thực tế, mỗi vụ dân oan đều liên quan đến
tham nhũng. Dân oan cũng là những người kiên quyết đấu
tranh trực diện chống tham nhũng, sẵn sàng đứng tên tố
cáo, chỉ mặt những vụ việc và những kẻ tham nhũng.
Tham nhũng ở Việt Nam rất nghiêm trọng, chiếm đoạt
hoặc gây thiệt hại cho nhân dân và Đất nước hàng
trăm nghìn tỷ đồng. Nếu
HHDOVN và thành viên HHDOVN chỉ cần góp phần chỉ ra 1% vụ
việc tham nhũng, từ đó dẫn đến thu hồi lại tài sản
trị giá hàng nghìn tỷ đồng, nếu nhà nước trích
thưởng 30%, HHDOVN và thành viên HHDOVN sẽ có nguồn kinh
phí trang trải mỗi năm hàng trăm tỷ đồng
b.
Kinh phí của HHDOVN được sử dụng vào những mục đích
sau (tùy theo mức kinh phí có được):
(i).
Chi để duy trì văn phòng, trả lương người giúp việc,
thông tin liên lạc, đi lại, công tác phí cho HHDOVN
(ii).
Hỗ trợ cho thành viên HHDOVN trong việc trả thù lao, chi
phí cho Luật sư, chuyên gia khi giải quyết những công
việc liên quan đến dân oan (chúng tôi sẽ vận động
Luật sư, chuyên gia miễn hoặc giảm thù lao cho những
người dân oan có khó khăn).
(iii).
Hỗ trợ cho dân oan khi thực hiện việc khiếu kiện và
những công việc của HHDOVN (tiền đi lại, ăn ở, lưu
trú, giấy tờ…).
(iv).
Hỗ trợ cho những gia đình dân oan thực sự khó khăn
(như hỗ trợ cho thân nhân đi học, chữa bệnh…)
(v).
Hỗ trợ dân oan tiếp cận kiến thức tin học, pháp luật
và sử dụng thiết bị công nghệ thông tin.
(vi).
Duy trì báo và các trang thông tin, điện tử của HHDOVN,
kinh phí tổ chức họp báo, họp với các cơ quan, tổ
chức trong và ngoài nước. Kinh phí thuê các chuyên gia,
thám tử để tư vấn hoặc trợ giúp cho HHDOVN khi giải
quyết các công việc của HHDOVN hoặc liên quan đến
HHDOVN
Trên
đây là một số giải thích và dự kiến về HHDOVN, chúng
tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ những
người quan tâm đến dân oan Việt Nam, và gửi góp ý đến
địa chỉ thư điện tử:
Thay
mặt những người có ý định tham gia Ban vận động
thành lập “Hiệp hội Dân oan Việt Nam”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét