Chuyện
đám tang anh Lê Hiếu Đằng: hai ngày đầu tiên
Hoàng
Dũng
Tối
hôm qua 23/1, có một người mặc thường phục ngang nhiên
yêu cầu gỡ bỏ hai dải băng trên hai vòng hoa tang, một
ghi “Bauxite Việt Nam kính viếng” và một ghi “Diễn
đàn Xã hội Dân sự kính viếng”. Tất nhiên tang quyến
không đồng ý và người ấy phải bỏ về. Xử sự như
thế là họ vẫn còn lịch sự chán. Nhưng sáng hôm sau,
chúng tôi mới hiểu vì sao họ dễ dàng rút lui: lợi dụng
đêm khuya, mọi người mệt mỏi, một kẻ nào đó đã
lẻn vào nhà tang lễ lấy trộm mất hai dải băng.
Mất
thì thôi, chúng tôi đặt làm thêm hẳn bốn dải băng.
Mất dải này ta sẽ bày ngay dải khác! Một giờ trưa nay
24/1, cửa hàng bán hoa cho người đưa dải băng đến.
Đang ngồi tiếp khách, tôi nghe tiếng người gằn giọng:
“Cái này là cái gì? Đưa xem!”. Tôi xoay người về
phía tiếng nói. Chàng thanh niên của cửa hàng hoa thấy
tôi mừng rỡ: “Chú này đặt làm, tôi phải đưa cho chú
ấy”, và không chịu buông dải băng cho kẻ mặt thường
phục đứng bên cạnh. Tôi phản ứng rất nhanh, vươn tay
nắm chặt một đầu dải băng, trầm giọng: “Tôi là
người đặt làm và là người trả tiền. Tại sao anh
cướp dải băng của tôi?”.
Anh
ta lúng túng, trả lời: “Thì tôi trả tiền?”. Tôi
quát: “Anh là ai? Nếu là nhân viên an ninh thì cũng phải
xử sự đàng hoàng, chứ sao lại thế này!”. Những
người xung quanh đứng bật cả dậy, khiến cho anh ta hơi
hoảng, lỏng tay, nhờ thế tôi giật được dải băng.
Đến đây thì anh ta thối lui và đi ra khỏi cổng chùa.
Người
mặc áo trắng đòi kiểm tra và sau đó giật giải băng
Dải
băng méo mó, phải vuốt cho thẳng thớm một chút để
gắn lên vòng hoa như cũ. Chữ Bauxite lần
này cửa hàng làm thiếu chữ e,
nhưng thôi, sau một sự cố như vậy, cầu toàn làm gì!
Hai
dải băng trước khi bị trộm
Dải
băng giành lại được và gắn lên vòng hoa như cũ
Tôi
điện cho luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ
nhiệm Văn phòng Quốc hội, kể rõ sự việc. Anh Thuận
điện cho những người có trách nhiệm ở Bộ Công an,
Công an Thành phố và Công an Quận. Họ đều tỏ ra ngạc
nhiên và nói sẽ kiểm tra sự việc.
Anh
Lê Công Giàu điện thông báo cho bà Võ Thị Dung, Chủ
tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, để yêu cầu
bà phải có tiếng nói đối với cơ quan công quyền vì
trong ban tổ chức lễ tang có đến ba người của Mặt
trận Tổ quốc, do đó Mặt trận Tổ quốc không thể
không có trách nhiệm gì trước sự việc vừa xảy ra. Bà
Võ Thị Dung nói sẽ kiểm tra sự việc và nhấn mạnh
chưa có bằng chứng gì để khẳng định những kẻ gây
rối là nhân viên an ninh.
Nghe
các anh Trần Quốc Thuận và Lê Công Giàu kể lại, anh em
đều thở phào, nghĩ rằng thế là yên ổn. Thì “các vị
có trách nhiệm” chẳng đã hứa thế hay sao?
Nhưng
chừng một giờ rưỡi sau bỗng có tiếng la rất to trước
cổng chùa: “Nghĩa tử là nghĩa tận. Tại sao dân oan đến
viếng bác Lê Hiếu Đằng mà lại giữ vòng hoa, không cho
vào?!”. Anh em đều ùa cả ra. Người kêu là một cô gái
xinh xắn, mặc áo vàng, tay nắm chặt vòng hoa phía trên
là một bảng giấy ghi “Hiệp hội Dân oan Việt Nam kính
viếng”. Thấy mọi người ùa ra đông đảo, những kẻ
mặc thường phục lùi lại. Đoàn dân oan chừng 20 người
thừa cơ xông thẳng vào nhà tang lễ. Họ cử người viết
sổ tang, số còn lại xếp hàng đứng chờ vào viếng, tỏ
ra rất có tổ chức. Làm lễ xong, họ đứng hai hàng
trước linh cữu anh Lê Hiếu Đằng, chụp ảnh kỷ niệm.
Đoàn
dân oan vừa ra khỏi nhà tang lễ thì anh Nguyễn Quốc Thái
hớt hải báo tin: hai vòng hoa, một của Ủy ban Công lý
và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam và một
của Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình vừa đưa đến
cổng chùa đã bị những người mặc thường phục giật
mất giải băng ghi Ủy
ban Công lý và Hòa bình và Câu
lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình, chỉ
còn trơ mấy chữ kính viếng
Chưa
hết: cháu Lê Thanh An, con gái anh Lê Hiếu Đằng, phát
hiện trên ban công chùa có hai người đang quay phim khu vực
đám tang, bèn lấy máy ảnh ra chụp. Lập tức họ phản
ứng rất nhà nghề, cúi xuống nấp, khiến cho cháu chỉ
chụp được hai cái đầu!
Không
chịu thua, cháu rình chụp được ảnh người đàn ông
giả vờ như người đi chùa và cả người đang quay phim.
Người sau che mặt và sừng sộ nạt cháu vì chụp hình
anh ta không xin phép nhưng bị cháu quật lại: “Thế tại
sao anh quay phim tang lễ mà không xin phép tang gia?”.
Trưa
hôm qua, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải và phu nhân đến
viếng, ngồi trò chuyện rất thân mật với anh em; chiều
thì Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Đua
đến viếng, cũng ngồi trò chuyện rất thân mật với
anh em. Và dẫu cả hai đều không có vòng hoa và không ghi
sổ tang nhưng sự có mặt của các vị khiến anh em nghĩ
đám tang anh Lê Hiếu Đằng sẽ được yên ổn. Sự cố
xảy ra phải chăng do sự mẫn cán quá mức của một số
anh em cấp dưới?
Chỉ
sau vụ giật dải băng lần thứ hai vài phút, thì nguyên
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến viếng. Ông viết
vào sổ tang đúng hai câu:
Ngày
24.01.2014
Cuộc
đời này còn lắm gian truân.
Chúc
người bạn Lê Hiếu Đằng siêu thoát.
Nguyễn
Minh Triết
Từ
trái qua: nhà báo tự do Phạm Chí Dũng và nguyên Chủ tịch
nước Nguyễn Minh Triết
Và
một chốc sau, thì xuất hiện phu nhân của Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang. Bà làm lễ trước linh cữu anh Lê
Hiếu Đằng xong, nán lại trò chuyện rất thân thiết với
chị Giang Thị Hồng, vợ anh Lê Hiếu Đằng.
Từ
trái qua: Chị Giang Thị Hồng và phu nhân Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang
Sự
xuất hiện của hai nhân vật Bí thư và Phó Bí thư Thành
ủy không đủ ngăn những chuyện gây rối. Thì sự xuất
hiện của nguyên Chủ tịch nước và phu nhân của Chủ
tịch nước đương nhiệm chắc gì khiến “những kẻ
mặc thường phục” chùn bước?
Nhà
triết học Bùi Văn Nam Sơn có mặt và chứng kiến những
chuyện xảy ra, thốt lên: “Đến hôm nay, đám tang Lê
Hiếu Đằng đã đạt mức ba mươi phần trăm của đám
tang Trần Độ!”. Nghĩa là mức độ gây rối còn có thể
tăng lên trong hai ngày tới?! Nghĩa là người ta không biết
rút ra bài học từ đám tang của tướng Trần Độ?!
Nghĩa là người ta có thể bất chấp đạo lý?!
Tôi
nói với ông Trần Tấn Hùng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ
quốc Thành phố Hồ Chí Minh rằng dù những kẻ gây rối
không phải là nhân viên an ninh đi nữa thì trách nhiệm
vẫn thuộc về phía an ninh do đã không bảo vệ chu đáo
tang lễ, nhất là tang lễ của một người như anh Lê
Hiếu Đằng. (Nhà báo Phạm Chí Dũng đứng bên cạnh nói
thêm: “Cần phải thi hành kỷ luật những người đã để
xảy ra những sự cố như thế này!”). Tôi đề nghị
Mặt trận Tổ quốc phải yêu cầu công an cử nhân viên
mặc sắc phục hẳn hoi đến bảo vệ tang lễ. Ông Trần
Tấn Hùng không nói gì về đề nghị này, nhưng quả
quyết nhất định sẽ không xảy ra chuyện tương tự.
Cháu
Lê Thanh An nói với các chú các bác rằng ban đêm chỉ
vài người trong nhà tang lễ, cháu rất sợ xảy ra “chuyện
gì”. Thế là các anh Phạm Chí Dũng, Kha Lương Ngãi và
Hạ Đình Nguyên tình nguyện ở lại canh gác, cho cháu Lê
Thanh An yên tâm. Anh em vốn cả tin. Nhưng lần này tốt
nhất là “quân tử phòng thân”.
Để
kết thúc, xin kể một chuyện lặng lẽ hơn rất nhiều,
vì xảy ra sau hậu trường, ít người biết. Anh Kha Lương
Ngãi, vốn là Phó Tổng biên tập báo Sài
Gòn giải phóng,
được anh em ủy quyền lo chuyện đăng tin buồn trên tờ
báo này với nội dung như sau.
Và
phải trả cho báo một số tiền là 950.000 đ.
Nhưng
hôm nay, tờ Sài
Gòn giải phóng đăng
nguyên văn như sau:
Anh
Kha Lương Ngãi hòi tờ báo: “Báo có đăng nhầm không?
Nếu không, thì xin đăng vào ngày hôm sau đúng như nội
dung chung tôi yêu cầu.” Tòa soạn trả lời mong thông
cảm, đó là do chỉ đạo của cấp trên và sẵn sáng trả
lại tiền.
Phải
trả chứ, nếu không thì khác gì (những) kẻ đã cướp
giật dải băng? Anh em bàn nhau, số tiền 950.000 đ báo
trả, sẽ đem hiến cho quỹ Nhịp cầu Hoàng Sa. Tôi tưởng
tượng như có anh Lê Hiếu Đằng bên cạnh, gật gật đầu
cười hiền: “Mấy ông là như vậy là phải lắm!”.
H.
D.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét